Trái đất ngày càng nóng lên do hạn hán, bão lụt ngày càng tăng cao ô nhiễm môi trường đã xảy ra thậm chí rất nặng ở một số quốc gia lên đến mức độ cảnh bảo. Việc xả rác bừa bãi cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Ở bài viết hôm nay chúng ta cùng phân tích về Rác thải điện tử và cách tái chế rác thải điện tử. Một tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Rác thải điện tử là gì ?
Rác thải điện tử (e-waste) là một loại chất thải đặc thù phát sinh từ các hộ dân, văn phòng, công ty, xí nghiệp… Là các thiết bị điện tử đã qua sử dụng không còn hoạt động được, lỗi mốt hay hết khả năng phục hồi, được vứt đi ra ngoài môi trường.
Rác thải điện tử gồm những gì ?
Rác thải điện tử được phân ra rất nhiều loại và dưới đây là danh sách các loại rác thải điện tử ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng.
- Thiết bị gia dụng như là: tử lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy điều hòa không khí, máy rửa bát…
- Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông như là: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy photocopy, bộ định tuyến, modem.
- Thiết bị giải trí và điện tử gia dụng như là: TV, máy nghe nhạc, máy chơi game, camera kỹ thuật số, bóng đèn led, đèn huỳnh quang.
- Dụng cụ điện như là: máy khoan, máy cưa, máy cắt cỏ, máy hút bụi công nghiệp.
- Thiết bị y tế như là: máy đo huyết áp, máy theo dõi nhịp tim, máy hút dịch y tế, máy trợ thính.
TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Đối với môi trường
Ô nhiễm đất
- Kim loại nặng: Rác thải điện tử chứa nhiều kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân và arsenic. Khi các thiết bị này bị chôn lấp, các kim loại này có thể thẩm thấu vào đất, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất.
- Hóa chất: Các hóa chất từ pin và các linh kiện điện tử rò rỉ ra môi trường, gây hại cho đất và cây trồng.
Ô nhiễm môi trường nước
- Rò rỉ chất độc: Các loại rác chứa nhiều kim loại nặng như chì, cadium, thủy ngân và arsenic. Khi các thiết bị này bị chôn lấp, các kim loại nặng thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất.
- Tích tụ trong chuỗi thức ăn: Các loại rắc chứa kim loại nặng và hóa chất độc hại có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật khi chúng uống nước hoặc ăn các loài bị ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí
- Đốt rác thải điện tử: Việc xử lý và đốt ra thải điện tử, đặc biệt là các bãi rác không được kiểm soát, thải ra các chất độc hại như dioxin và funran. Các chất thải này gây nên các vấn đề về hô hấp, ung thư và các bệnh khác.
- Khí nhà kính: Quá trình sản xuất và tiêu hủy rác thải điện tử làm tăng lượng khí nhà kính góp phần làm cho hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
- Môi trường sống bị hủy hoại: Ô nhiễm nước, đất, không khí từ việc xử lý rác thải điện tử có thể hủy hoại môi trường sống của nhiều loại động vật, thực vật, dẫn đến sự giảm sút về đa dạng môi trường sinh học
- Ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn: Các chất độc tích tụ trong chuỗi thức ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của động vật, gây ra sự suy giảm và sự đa dạng của loài.
Phát thải các hợp chất hữu cơ bền vững
- Hóa chất độc hại: Các hợp chất hữu cơ bền vững như PCB và PBDE, có trong nhiều các thiết bị điện tử, tồn tại rất lâu trong môi trường và từ đó gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng cho con người và động vật.
Đối với sức khỏe con người
Phơi nhiễm với kim loại nặng và hóa chất độc hại
- Chì: Tổn thương hệ thần kinh, suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và gây ra các vấn đề về thần kinh và hành vi.
- Thủy ngân: Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và miễn dịch. Tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn thương não và thận, và đặc biệt nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
- Cadmium: Tích tụ trong thận và gây suy thận, ảnh hưởng đến xương và hệ hô hấp.
- Arsenic: Gây ung thư da, phổi, bàng quang, và các vấn đề về da như lở loét và biến đổi sắc tố.
Rủi ro nghề nghiệp
- Những người làm việc trong ngành tái chế: Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, thường làm việc trong điều kiện không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại mà không có bảo hộ thích hợp. Điều này gây ra nguy cơ cao về các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, da và các bệnh mãn tính khác.
- Thiếu kiểm soát an toàn lao động: Nhiều người làm việc trong ngành tái chế rác thải điện tử không được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị bảo hộ, dẫn đến phơi nhiễm cao với các chất độc hại.
Ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ mang thai
- Trẻ em: Dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các chất độc hại do hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh đang phát triển. Phơi nhiễm có thể gây ra các vấn đề về phát triển thể chất và tinh thần, học tập và hành vi.
- Phụ nữ mang thai: Tiếp xúc với các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các vấn đề như dị tật bẩm sinh và chậm phát triển ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ sau này
Các bệnh mãn tính và ung thư
- Các bệnh mãn tính: Các chất độc hại có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh và hệ hô hấp.
- Ung thư: Tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại trong rác thải điện tử có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau, như ung thư da, phổi, bàng quang và gan.
Nguyên nhân chính gây ra rác thải điện tử
Tuổi thọ ngắn của thiết bị điện tử
Công nghệ điện tử phát triển nhanh chóng, đẩy cao quá trình sản xuất các thiết bị điện tử vì vậy các sản phẩm đang sử dụng nhanh chóng trở nên lạc hậu và có thể bị vứt bỏ đi một cách không thương tiếc và kết thúc luôn vòng đời của nó tại các bãi rác công nghệ
Xu hướng công nghệ liên tục phát triển và chuyển đổi
Công nghệ ngày một tiến bộ và hiện đại hơn làm cho nhu cầu cập nhật xu hướng mới. Và cũng chính từ đó con người có xu hướng thường xuyên thay đổi các thiết bị đang sử dụng và góp phần tạo ra rác thải điện tử ngày một nhiều hơn.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm điện tử không bền vững
Đòi hỏi về tiện ích và tính năng của sản phẩm điện tử càng lúc càng được đặt ra cao hơn khiến cho người dùng khó có thể chấp nhận sử dụng chúng trong thời gian dài. Việc tiêu dùng thiếu bền vững này là một trong những nguyên do chính khiến cho các bãi rác điện tử liên tục tăng số lượng rác thải.
Hệ thống xử lý rác thải còn kém
Hệ thống xử lý rác thải điện tử trên một số quốc gia còn kém. Chưa thu gom và xử lý các rác thải máy tính hay các thiết bị các loại rác thiết bị da dụng.
Thực trạng rác thải điện tử tại Việt Nam hiện nay
Một loại rác thải không mùi, không gây ra hậu quả trước mắt nhưng đã đến lúc chúng ta nhìn nhận thực trạng rác thải điện tử hiện nay một cách thẳng thắn và nghiêm túc.
Theo thống kê mới nhất của các tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam tái chế, lượng rác thải điện tử mà tổ chức này thu về tăng theo từng năm, từ 850kg vào năm 2015, tăng lên 4.800kg vào năm 2016 và 30 tấn vào năm 2020.
Năm 2021 do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam tái chế cũng thu về 17 tấn rác điện tử. Một con số cho thấy lượng rác thải điện tử hiện nay thật sự đang là mối đe dọa về môi trường.
Mặc dù số lượng rác thải điện tử tại Việt Nam ngày càng tăng cao nhưng vẫn chưa có biên bản về việc xử lý và thu hồi, dẫn đến tình trạng rác thải điện tử và rác thải sinh hoạt được gom chung với nhau, một hành động dẫn đến hậu quả sau này.
Phương pháp giúp giảm thiểu rác thải điện tử
Sự thú vị đó là tại Việt Nam chúng ta có những làng nghề tái chế rác thải điện tử chuyên thu gom và xử lý sửa chữa các loại rác thải điện tử sau đó bán lại cho các cửa thu mua với giá cả vừa phải nhưng đó không phải là một trong những giải pháp xử lý và tái chế rác thải điện tử. Để tìm hiểu thêm và biết cách xử lý rác thải điện tử sao cho hợp lý chúng ta cùng nhau đọc tiếp các phân tích dưới đây.
Giảm bớt
Cân nhắc và đánh giá trước khi mua một sản phẩm điện tử mới xem nó có thật sự cần thiết hay không gia đình bạn có cần những thứ này không trước khi mua
Tái sử dụng
Thay vì nâng cấp hoặc thay thế thì hãy giúp chúng bền hơn bằng vỏ bọc máy, cường lực, miếng dán bảo vệ, bảo hiểm….và giữ gìn chúng một cách cẩn thận hơn là coi như một món đồ dùng một lần
Tái chế rác thải điện tử
Tái chế hàng điện tử không có nghĩa là phải đổ chúng vào thùng tái chế của bạn, nhưng nhiều trung tâm rác thải địa phương sẽ tái chế đồ điện tử.
Nâng cấp
Nếu các thiết bị điện tử của bạn không còn hoạt động tốt, điều đó không có nghĩa là chúng không thể được nâng cấp thành những thứ mới xung quanh nhà bạn. Ví dụ, nếu máy tính xách tay của bạn không còn hoạt động nhưng màn hình vẫn nguyên vẹn, hãy thêm nó làm màn hình thứ hai vào không gian làm việc của bạn.
Bán
Các món đồ điện tử như Tivi, Tủ Lạnh,máy giặt, máy tính….có thể xem xét để bán lại cho người khác để có thể tái sử dụng lại được.
Quyên góp
Bạn có thể làm vài điều tốt từ việc cho tặng hoặc quyên góp cho các chương trình thiện nguyện những món đồ của bạn. VÌ đối với bạn nó không còn hoạt động tốt hay đã cũ nhưng đối với một số người khác nó là một món quà quý giá.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về rác thải điện tử, và đồng thời giúp bạn biết được sự nguy hại của rác điện tử đối với cuộc sống môi trường và con người. Cùng nhau chung tay đưa ra những biện pháp tốt hơn để có thể bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta nhé.